Bài 2: Ý đồ đạo diễn và Kịch bản dàn cảnh

Bài 2: Ý ĐỒ ĐẠO DIỄN VÀ KỊCH BẢN DÀN CẢNH

1. Đạo diễn chương trình

– Đạo diễn là một môn nghệ thuật, một nghề nghệ thuật ở cấp cao, đòi hỏi phải được đào tạo, trang bị kiến thức về nhiều mặt, có tính hệ thống, tính lý luận và đặc biệt là năng lực thực hành.

– Nghề đạo diễn chương trình nghệ thuật thực chất là nghề hướng dẫn, truyền đạt cho diễn viên và những cộng sự của mình (biên đạo múa, nhạc sĩ, trợ lý đạo diễn, diễn viên, các bộ phận phục vụ, phụ trách…) kiến thức về cách thức và các phương pháp thể hiện, trình diễn các tác phẩm nghệ thuật. Nghĩa là người đạo diễn phải chỉ ra , phải phân tích để họ thấu hiểu nội dung, cấu trúc, tính cách của từng loại tác phẩm, tính chất của từng loại công việc, đồng thời phải gợi ý về tình cảm, kỹ thuật, thủ pháp xử lý nghệt thuật đối với từng loại tác phẩm, từng loại công việc mà họ sẽ phải là người trực tiếp trình bày, thực hiện và chịu trách nhiệm.

– Dàn dựng chương trình nghệ thuật đòi hỏi người đạo diễn phải “nhất chuyên – đa năng”. Nghĩa là cần phải hiểu tốt, làm giỏi một nghề và hiểu biết nhiều nghề (“nhất chuyên – đa năng” cần phải hiểu được, nói được, làm được lý thuyết kết hợp với thực hành, mà thực hành là quan trọng).

– Người Đạo diễn chương trình nghệ thuật thường là nhạc sĩ, biên đạo múa, đạo diễn sân khấu là thuận lợi hơn vì họ đã được trang bị những kiến thức nhất định về các loại hình nghệ thuật  như: âm nhạc, múa, sân khấu… mà đây chính là những thành tố cốt lỏi trong một chương trình nghệ thuật.

– Tuỳ theo tính chất, qui mô, của chương trình mà người đạo diễn (tổng đạo diễn) có thể thành lập ra tổ đạo diễn để giúp mình trong công tác dàn dựng.

+ Đối với chương trình có qui mô nhỏ: nên có một trợ lý đạo diễn.

+ Đối với chương trình có qui mô vừa: nên có phó đạo diễn

+ Đối với chương trình có qui mô lớn: phải có tổ đạo diễn theo chuyên ngành ca, múa, nhạc, kịch….

2. Tổ chuyên môn đạo diễn

2.1 Thành phần tổ đạo diễn

+ Tổng đạo diễn, đạo diễn, trợ lý đạo diễn

+ Biên đạo múa, trợ lý biên đạo múa, dàn dựng múa

+ Nhạc sĩ , nhạc công, dựng ca

+ Họa sĩ thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ, cảnh trí

+ Chuyên gia âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo sân khấu

+ Chuyên viên hậu đài sân khấu

2.2 Chức năng Tổ đạo diễn

* Chức năng – nhiệm vụ của đạo diễn

– Đạo diễn là người có khả năng (tài năng) lý giải kịch bản theo một phong cách riêng biệt, độc đáo; là tấm gương phản chiếu những đặc điểm của các thành viên tham gia sáng tạo, giúp họ nhận thấy những hạn chế, nhược điểm và phát huy ưu điểm của mình; là người tổ chức hành động của toàn bộ chương trình.

– Đạo diễn (Tổng đạo diễn) là người trực tiếp điều hành, thi hành và chịu trách nhiệm chính về lĩnh vực chuyên môn nghệ thuật của toàn bộ chương trình và các bộ phận phối thuộc phục vụ cho chương trình hoặc có liên quan tới chương trình dưới sự lãnh đạo của ban tổ chức (ban chỉ đạo).

* Chức năng – nhiệm vụ của trợ lý đạo diễn

– Giúp đạo diễn tập luyện các tiết mục, phần, chương sau khi người đạo diễn đã xử lý, dàn dựng với các thủ pháp nghệ thuật.

– Phát hiện, góp ý kiến với người đạo diễn về nghệ thuật dàn dựng và các vấn đề có liên quan đến tiết mục, phần, chương đã được phân công.

3. Công việc của người đạo diễn

3.1 Làm việc với kịch bản

+ Xác định qui mô, tính chất của chương trình

+ Xác định chủ đề, chủ đề tư tưởng của chương trình

+ Xem xét điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí

+ Xem xét lực lượng tham gia sáng tác, dàn dựng, biểu diễn

+ Xem xét, cân nhắc giữa yêu cầu kịch bản với ý đồ nghệ thuật của người đạo diễn nhằm phát huy những tương đồng và điều chỉnh những cái chưa tương đồng (nâng cao kịch bản)

+ Xem xét tính khả thi trong việc phối kết hợp với các bộ phận khác.

3.2 Viết kịch bản phân cảnh (kịch bản đạo diễn)

– Để đạo diễn, dàn dựng một chương trình nghệ thuật tùy theo tính chất, qui mô, nội dung, yêu cầu của từng chương trình cụ thể mà người đạo diễn có thể chọn một trong 2 cách dàn dựng thông thường sau:

– Dàn dựng trực tiếp: Nghĩa là sau khi đã nghiên cứu kỹ kịch bản văn học hoặc đề cương của chương trình người đạo diễn bắt tay ngay vào công tác dàn dựng, đạo diễn và trong qúa trình dàn dựng sẽ tiếp tục sửa đổi, bổ sung các chi tiết cần thiềt nhằm nâng cao kịch bản và chương trình.

– Viết kịch bản phân cảnh (Kịch bản đạo diễn): Nghĩa là từ kịch bản văn học hoặc đề cương sau khi đã nghiên cứu kỹ người đạo diễn bắt tay vào viết kịch bản phân cảnh để thể hiện rõ ý đồ dàn dựng xuyên suốt của mình đối với chương trình. Thông qua việc sáng tạo ra các thủ pháp nghệ thuật xử lý “màu sắc” cho từng tiết mục, xử lý mối nối giữa các tiết mục, phần, chương và cả chương trình.

Thủ pháp đạo diễn chính là ý tưởng và cách thức dàn dựng của người đạo diễn đối với tác phẩm của mình về: âm nhạc, diễn xuất, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, cảnh trí, tạo hình, tiếng động, các phương tiện kỹ thuật, kỹ xảo…

– Kịch bản phân cảnh là cụ thể hóa kịch bản văn học (hoặc đề cương kịch bản) thành hiện thực của chương trình. Nói cách khác là từ văn bản biến thành hành động, cách trình diễn của diễn viên trên sân khấu cùng các bộ phận, các loại hình phối hợp.

– Kịch bản phân cảnh chính là kịch bản của người đạo diễn, qui định những việc mà người đạo diễn phải làm. Kịch bản phân cảnh cần viết chi tiết, theo thứ tự hành động nối tiếp sự kiện, qui định cụ thể cách xử lý âm nhạc, trang phục, trang trí, đạo cụ, … cùng các thủ pháp xử lý trong dàn dựng.

– Kịch bản văn học (hoặc đề cương kịch bản) và kịch bản phân cảnh luôn gắn bó hữu cơ với nhau không thể chia tách, chúng có mối quan hệ trật tự trong một quy trình xây dựng chương trình nghệ thuật. Có lẽ vì thế mà thông thường tác giả kịch bản chương trình nghệ thuật cũng đồng thời là người đạo diễn luôn cho chương trình đó, cách làm này có nhiều thuận lợi và tính thống nhất, tính nghệ thuật sẽ cao hơn.

– Để viết được kịch bản phân cảnh, trước hết người đạo diễn phải hiểu thấu đáo ý đồ, mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất, đặc điểm của kịch bản văn học, từ đó suy tư, tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra các thủ pháp  nghệ thuật xử lý cho từng tiết mục, chương, phần của chương trình (Theo tư duy hình tượng và tư duy khoa học) nhằm đem lại cho người xem (khán giả) thưởng thức, tiếp nhận những hình tượng nghệ thuật qua nghe, nhìn tạo nên nơi họ những cảm xúc thẩm mỹ, nghệ thuật về cái đang diễn ra trên sân khấu.

* Cách trình bày một kịch bản phân cảnh đạo diễn (Kịch bản dàn cảnh)

Cách 1:

Số TTTiết mụcDiễn biến | Nội dung | Lời dẫnÂm nhạc, âm thanhSân khấu, Múa, KịchÁnh sáng,  màn hình LedPhục trang

Đạo cụ

Kỹ thuật

Ghi chú

         

 

Cách 2:

Bố cụcTiết mụcXử lý đạo diễn

Ghi chú

 

 

– Sau khi nghiên cưú kỹ kịch bản và viết kịch bản phân cảnh đạo diễn xong, người đạo diễn cần tổng hợp tất cả nội dung công việc và cụ thể hoá thông qua các biểu mẫu sau:

+ Bảng tổng hợp tiết mục, diễn viên, phục trang, đạo cụ…

TTTiết (tiểu) mụcDiễn viênPhục trang

Đạo cụ

+ Bảng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tổ đạo diễn

TTCông việcPhụ tráchTG thực hiện

Ghi chú

+ Bảng tiến độ thời gian thực hiện toàn bộ chương trình

TT

Nội dung công việcThời gian

Ghi chú

1Xây dựng kịch bản
2Trình duyệt
3Triển khai thực hiện

– Làm việc với kịch bản, bộ phận sáng tác, dàn dựng, diễn viên,  phục vụ.

– Tập dợt (lẻ, phần, tổng thể)

– Chạy chương trình

– Tổng duyệt

4Tổ chức trình diễn chính thức
5Tổng kết

+ Bảng lịch tập dợt chương trình

TTNội dung tập dợtBuổi tập

Sáng, chiều, tối

Ngày tập

Ghi chú

(phụ trách)

+ Bảng tổng hợp về hình thức, số lượng, yêu cầu, quy cách sân khấu, âm thanh, ánh sáng

TT

Sân khấuÂm thanhAnh sáng

Ghi chú

+ Bảng tổng hợp kinh phí

TTLoại sản phẩm

Hàng hoá vật chất, thù lao bồi dưỡng

Đơn giáSố lượng

Thành tiền

 

Trịnh Đăng Khoa

error: Content is protected !!