Chương trình nghệ thuật MẪU

Mẫu là từ gợi lên hình tượng về người mẹ. Đạo mẫu là đạo đức kính trọng mẹ. Lòng kính trọng và niềm tin vào sự vĩnh hằng của tình mẫu tử đã tạo nên một giá trị văn hóa phi vật thể của nhân loại mang tên “tín ngưỡng thờ mẫu”.

 Ở Việt Nam tín ngưỡng thờ mẫu được biểu tượng hóa một cách sáng tạo, sinh động, đa dạng trong:
(1) các hình thức diễn xướng dân gian, như: hát văn hầu đồng để hóa thân và ca ngợi đức hạnh, tài ba của những người phụ nữ như cô bé, cô bơ, cô đôi thượng ngàn… ở phương bắc; và hát múa bóng rỗi để kính thỉnh, phụng sự chúa xứ thánh mẫu, ngũ hành nương nương… ở phương nam. (2) hay qua các truyền thuyết kể về công lao to lớn của mẹ, như truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm người con đất Việt… (3) dòng chảy văn hóa kính mẫu, cũng đã tiếp tục được trao truyền và tiếp biến trong thời đại hôm nay, qua các hình tượng nghệ thuật ngợi ca về những người phụ nữ cách mạng – những người Mẹ Việt Nam anh hùng.

Chương trình nghệ thuật MẪU sử dụng hình thái diễn xướng dân gian với nội dung chủ đạo là văn hóa kính mẫu, để tôn vinh, lưu giữ và tái sáng tạo một gia tài văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ở Việt Nam đã được Unesco công nhận – Tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam.

 

 

error: Content is protected !!