Chương trình nghệ thuật MỘT CÕI LINH THIÊNG – MỘT MIỀN NHÂN KIỆT

LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM là một lễ hội tín ngưỡng dân gian được diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng tư âm lịch hàng năm tại miếu Bà Chúa xứ thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang). Mặc dù lễ hội chính thức được diễn ra vào những ngày cuối tháng tư, nhưng bắt đầu từ rằm tháng giêng dòng người từ khắp nơi cả trong và ngoài nước đã nô nức cho chuyến hành hương “đi vía Bà”. Hàng năm lễ hội này đã thu hút hơn 2 triệu lượt khách hành hương đến đây để viếng Bà kết hợp với tham quan – du lịch.

Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam, xét về cấu trúc gồm có hai phần tương đối rõ rệt là lễ và hội. Về trình thức của lễ hội này được diễn ra tương tự như lễ hội kỳ yên (lễ hội cúng đình) phổ biến khắp vùng Nam bộ với các hoạt động cụ thể như sau:

  • Lễ “Tắm Bà” được cử hành vào lúc 0 giờ đêm 23 rạng sáng 24 tháng 4 âm lịch;
  • Lễ “Thỉnh sắc”, tức rước sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân từ lăng Thoại Ngọc Hầu (Sơn lăng) về miếu Bà, được cử hành lúc 15 giờ chiều ngày 24;
  • Lễ “Túc yết”, tức dâng lễ vật và tiến hành cúng Bà lúc 0 giờ khuya đêm 25 rạng 26; ngay sau đó là lễ “Xây chầu” mở đầu cho việc hát Bội tại Võ ca của miếu;
  • Lễ “Chánh tế” (tương tự như lễ “Túc yết”) vào lúc 4 giờ sáng ngày 27, và 16 giờ chiều cùng ngày là lễ “Hồi sắc”, tức đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng hai phu nhân về lại Sơn lăng.

Trong các lễ hội dân gian thì thần linh luôn là đối tượng được suy tôn và thờ kính. Chính thần linh là trung tâm để thu hút, gắn kết mọi người từ khắp nơi tụ hội về bên nhau; trước là để chiêm bái, cầu nguyện và thể hiền lòng thành của mình đối với người mà họ tin là đã có công phù hộ, yểm trợ cho cả cộng đồng được “Quốc thái dân an”; sau là tổ chức các hoạt động vui chơi, đám tiệc, hội hè. Vì thế mới nói “phi lễ bất thành hội”.

Với lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam thì đối tượng được suy tôn chính là Bà Chúa xứ – Bà mẹ xứ sở. Trong niềm tin tâm linh của người dân bản địa thì Bà Chúa xứ là người đã che chở, yểm trợ và phù hộ cho sự bình an, may mắn và phát đạt của tất cả cộng đồng. Chính vì thế họ còn có cách gọi thành kính khác dành cho Bà là “Chúa xứ thánh mẫu”. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì tín ngưỡng thờ “Chúa xứ thánh mẫu” hay “Linh sơn thánh mẫu” (ở lễ hội núi Bà Đen – Tây Ninh) trong tâm thức dân gian của người dân Nam bộ có mối quan hệ với tín ngưỡng thờ mẫu và là kết quả của sự giao thoa văn hóa giữa các tộc người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm cùng cộng cư trên vùng đất này.

Chương trình nghệ thuật MỘT CÕI LINH THIÊNG – MỘT MIỀN NHÂN KIỆT

Khai mạc Lễ hội cấp Quốc gia Vía Bà chúa xứ núi Sam  – Châu Đốc 2005

Kịch bản – Phó Tổng đạo diễn: Trịnh Đăng Khoa

Tổng đạo diễn: PGS.TS.NSND Lê Ngọc Canh

Cố vấn chương trình: NGƯT Trần Văn Ánh, NGƯT Nguyễn Xuân Hồng

Âm nhạc: Phú Quang, Vy Nhật Tảo, Trương Quang Tuấn, NSƯT Bá Quế

Thiết kế mỹ thuật: Họa sĩ Thùy Dương, Hữu Hiệu

Đạo diễn sân khấu: Trần Mai Khanh, Quang Liêm

Biên đạo múa: NSND Lê Ngọc Canh, Kim Hoa, Thế Tùng, Mỹ Dung

Dẫn chương trình: Trịnh Đăng Khoa, Hồng Anh, Kim Hoa

Biểu diễn:

  • Sinh viên các lớp Đại học Quản lý văn hóa 7,8 Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa TP.HCM
  • Đoàn Ca múa nhạc tổng hợp An Giang
  • Trung tâm văn hóa Châu Đốc

Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Vạn Niên, Giám đốc TTVH TX Châu Đốc

 

error: Content is protected !!