HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRONG HỆ THỐNG TRUNG TÂM VĂN HÓA
Trịnh Đăng Khoa
Tóm tắt: Hoạt động văn hóa nghệ thuật thuộc lĩnh vực hoạt động văn hóa, được đào tạo như là những học phần riêng biệt hoặc là bộ môn hay trở thành chuyên ngành trong mã ngành đào tạo Quản lý văn hóa ở Việt Nam hiện nay. Trong thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, đề tài, sách, tài liệu, giáo trình, bài giảng khác nhau được công bố về lĩnh vực hoạt động đặc thù này. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu liên quan và xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy, thực hành văn hóa nghệ thuật thời gian qua, chúng tôi kế thừa và tiếp tục đưa ra một số quan niệm nghiên cứu khoa học cơ bản, làm nền tảng cơ sở lý luận cho một lĩnh vực đào tạo vốn rất phong phú, đa dạng và luôn có những sáng tạo, biến đổi không ngừng này. Bài viết nhằm góp phần bổ sung nguồn tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng trong thực hành công tác quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện nay.
Tạm kết: Hoạt động văn hóa sử dụng rộng rãi các phương tiện thể hiện, bản thân hoạt động sáng tạo nghệ thuật cũng là một dạng hoạt động văn hóa chủ yếu sử dụng phương tiện tư duy hình tượng nghệ thuật, cách gọi hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm chỉ một loại hoạt động văn hóa chủ yếu sử dụng đặc trưng ngôn ngữ các loại hình nghệ thuật để làm phương tiện sáng tạo nên các giá trị văn hóa. Hoạt động văn hóa nghệ thuật có chức năng nhận thức, giáo dục, điều tiết, giao tiếp, thẩm mỹ, giải trí. Hoạt động văn hóa nghệ thuật được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội dưới nhiều dạng thức khác nhau. Thông qua hoạt động sáng tạo, tổ chức và hưởng thụ các sản phẩm văn hóa nghệ thuật diễn ra tập trung tại các trung tâm văn hóa, người dân được tiếp nhận, gìn giữ, đồng thời không ngừng tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ mới; góp phần tích cực để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của bản thân, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của gia đình, cộng đồng, xã hội. Việc nghiên cứu lý luận văn hóa nghệ thuật và hoạt động văn hóa nghệ thuật có vai trò quan trong nhằm bổ sung lý thuyết văn hóa học, nghệ thuật học, khoa học quản lý văn hóa; hoàn thiện phương pháp hoạt động văn hóa nghệ thuật; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, thực hành tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các thiết chế văn hóa hiện nay./.
Đường dẫn tham khảo bài viết: 2022 – TCVHNT – Hoat dong VHNT trong he thong TTVH