Phương pháp biên tập TIẾT MỤC TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG

PHƯƠNG PHÁP BIÊN TẬP TIẾT MỤC TUYÊN TRUYỀN LƯU ĐỘNG
– Tuyên truyền: là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. (Hồ Chí Minh)
– Tuyên truyền lưu động: là hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động xây dựng các hình thức tuyên truyền (tập trung hoặc) lưu động phục vụ ở các khu dân cư trên địa bàn, nhân dịp ngày kỷ niệm lớn của đất nước, các sự kiện trọng đại, và các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Thông tư số 20 /2014-TT-BVHTTDL, ngày 09/12/2014, “Quy định về hoạt động của Đội Tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện”).
– Chương trình văn nghệ tuyên truyền lưu động: là một dạng chương trình văn hóa nghệ thuật. Chương trình văn hóa nghệ thuật là một dạng hoạt động văn hóa phi vật thể, bao gồm các tiết mục văn hóa, nghệ thuật khác nhau; được lắp ghép theo một cấu trúc hợp lý, thẩm mỹ và cân bằng tâm sinh lý – tình cảm; diễn ra liên tục và trực tiếp trước người xem; theo một trình tự thời gian nhất định.
– Tiết mục tuyên truyền lưu động: là đơn vị cơ bản để cấu trúc nên chương trình. Mỗi tiết mục đều có năm đặc điểm cơ bản là: có tiêu đề, có nội dung, có hình thức biểu đạt, có tiết tấu và có thời lượng. Mỗi tiết mục có thể tồn tại tương đối độc lập trong chương trình, đồng thời giữa các tiết mục cũng có mối quan hệ với nhau một cách thống nhất, hài hòa, thẩm mỹ trong cùng một chương trình. Đối với chương trình có cố định chủ đề thì các tiết mục bắt buộc phải có mối quan hệ hữu cơ, chặt chẽ với nhau cả nội dung lẫn hình thức và tiết tấu để tạo nên một khối thống nhất, chặt chẽ cùng phản ánh một tư tưởng chủ đề chung.

– Đường dẫn tham khảo tài liệu lý thuyết và vận dụng Phương pháp biên tập tiết mục tuyên truyền lưu động: TLTK – BT&DD Tiết mục tuyên truyền lưu động (04-5-2024)

error: Content is protected !!